Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024

Tìm hiểu cách giao dịch thông qua đường hỗ trợ – đường kháng cự trong Forex

Share

Đường hỗ trợ, đường kháng cự được biết đến như những khái niệm quen thuộc nhất và được nhiều nhà giao dịch sử dụng hiện nay.

Đường hỗ trợ, đường kháng cự được xem là những chủ đề cơ bản mà các Trader cần cân nhắc tìm hiểu trước khi chính thức bước chân vào thị trường tài chính.

Hiểu được hoạt động của cả 2 loại này thì nhà đầu tư sẽ có thể xây dựng được chiến lược giao dịch thích hợp và có khả năng mang đến kết quả giao dịch tối ưu.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến 2 thuật ngữ này để mọi người cùng tham khảo.

Đường hỗ trợ - đường kháng cự được biết đến như những khái niệm quen thuộc nhất trong giao dịch trên các sàn
Đường hỗ trợ – đường kháng cự được biết đến như những khái niệm quen thuộc nhất trong giao dịch trên các sàn

Đường hỗ trợ và đường kháng cự là gì?

Đường hỗ trợ và đường kháng cự được hiểu là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi xu hướng giá tiếp tục, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai. Cụ thể:

  • Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây thì áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán và thông thường các nhà đầu tư sẽ mua khi giá bắt đầu đi vào ngưỡng hỗ trợ.
  • Ngưỡng kháng cự thì ngược lại, đây là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây thì áp lực bán sẽ chiếm ưu thế so với áp lực mua và hầu hết các nhà giao dịch sẽ quyết định bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.
Mô phỏng đường hỗ trợ và đường kháng cự trong xu hướng tăng
Mô phỏng đường hỗ trợ và đường kháng cự trong xu hướng tăng

Như mọi người có thể thấy ở ảnh minh họa thì đây là xu hướng giá tăng, khi giá đi lên và giảm tương đối, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng thì được gọi là vùng kháng cự.

Và khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian và điều này sẽ diễn ra tương tự với thị trường trong xu hướng giảm.

Bản chất đường hỗ trợ và đường kháng cự

Trên thực tế, đường kháng cự và đường hỗ trợ có thể bị phá vỡ và thời điểm xảy ra vấn đề này điều mà mọi người không thể chắc chắn.

Điều này có thể hiểu là người giao dịch cần phải cẩn trọng tuyệt đối và không để tâm lý – kỳ vọng bị ảnh hưởng về vấn đề này.

Trong đó, ngưỡng kháng cự hoặc ngưỡng hỗ trợ chính là một vùng bởi vì chúng được hình thành bởi tập hợp điểm gần nhau.

Ở những điểm đó thì giá có thể sẽ đảo chiều nên là sẽ không thể có một mức giá cụ thể. Vậy nên người ta chỉ có thể gọi đó là vùng giá hỗ trợ hoặc vùng giá kháng cự.

Làm thế nào để xác định ngưỡng hỗ trợ và đường kháng cự?

Các đường hỗ trợ, đường kháng cự là một phần không thể thiếu của các phương pháp phân tích kỹ thuật và được dùng để xác định xu hướng giá trong tương lai, từ đó mà nhà đầu tư sẽ thực hiện các quyết định giao dịch.

Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá trên thị trường, mỗi trader sử dụng phân tích kỹ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các mức này. 

Mức hỗ trợ là đường nối các điểm đáy của giá giá và tùy vào đường xu hướng chính (tức là chuyển động giá chiếm ưu thế) mà ngưỡng này có thể ở dạng đường nghiêng góc hoặc là đường nằm ngang. Cụ thể:

  • Với xu hướng tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.

Còn mức kháng cự là đường nối lần lượt các điểm đỉnh giá và cũng tương tự như xu hướng chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang như đường hỗ trợ. Cụ thể:

  • Với xu hướng giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.
Tùy vào đường xu hướng chính (tức là chuyển động giá chiếm ưu thế) mà ngưỡng này có thể ở dạng khác nhau
Tùy vào đường xu hướng chính (tức là chuyển động giá chiếm ưu thế) mà ngưỡng này có thể ở dạng khác nhau

Để xác định xu hướng tăng của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm trên mức trước, tức là càng ngày càng tăng cao.

Điều này cũng xảy ra tương tự như đối với mức kháng cự. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ khi mức hỗ trợ rơi xuống điểm đáy giá trước, điều này cho thấy hoặc xu hướng tăng sẽ kết thúc, hoặc xu hướng giá sẽ chuyển sang biến động theo đường ngang.

Khi xu hướng tăng giá chuyển thành xu hướng giảm giá (và cả đối với trường hợp ngược lại), đường kháng cự và đường hỗ trợ sẽ được thể hiện rõ ràng.

Lúc này, mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ và ngược lại. Sự chuyển đổi mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật gọi là đảo chiều xu hướng. Xu hướng này sẽ được giữ cho tới khi giá tài sản ở giữa các mức kháng cự cũng như mức hỗ trợ.

Những cách giao dịch với đường hỗ trợ và đường kháng cự hiệu quả nhất

Đặt lệnh ngay tại mức hỗ trợ và kháng cự

Nhà giao dịch sẽ đặt lệnh Buy/Buy Limit ngay tại vùng giá hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell Limit ngay tại vùng giá kháng cự.

Nếu bạn chưa biết hãy tìm hiểu: Lệnh Buy và Sell trong Forex

Trên thực tế, việc đặt lệnh này cũng cần nhà đầu tư cân nhắc kỹ và theo dõi xuyên suốt. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý vấn đề quét Stop Loss có thể xảy ra.

Điều này có nghĩa là khi mức hỗ trợ kháng cự vẫn hoạt động tốt nhưng bóng nến quét mạnh qua vùng này rồi mới đảo chiều sẽ khiến cho một số lệnh đáng lẽ “Win” thành “Lose”.

Việc lệnh bị quét cắt lỗ trong một số trường hợp là do các sàn môi giới không uy tín, để tránh việc đó bạn hãy tham khảo các sàn uy tín như ICMarkets, XTB, Tickmill,…

Nhà giao dịch sẽ đặt lệnh Buy/Buy Limit ngay tại vùng giá hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell Limit ngay tại vùng giá kháng cự
Nhà giao dịch sẽ đặt lệnh Buy/Buy Limit ngay tại vùng giá hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell Limit ngay tại vùng giá kháng cự

Chờ tín hiệu đảo chiều tại vùng giá hỗ trợ và kháng cự

Có nhiều dạng tín hiệu đảo chiều mà tùy theo cách nhìn của mỗi người thì vấn đề này cũng có khác nhau.

Đó có thể là tín hiệu breakout trên xu hướng hoặc kênh giá, tín hiệu đảo chiều của MA, MACD, RSI,.. Song, theo một số nhà phân tích chuyên môn thì cho biết rằng tín hiệu đáng tin cậy nhất là các mô hình nến đảo chiều vì: (1) tín hiệu nến đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự là một tín hiệu mang tính chính xác cao; (2) tín hiệu nến đảo chiều thường sẽ xuất hiện khá sớm và giúp cho những nhà đầu tư không bị vụt mất cơ hội và (3) chúng có vị trí cắt lỗ rõ ràng là ngay trên mô hình nến.

Đặt lệnh ngay khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ

Cách này tức là nhà giao dịch sẽ đặt lệnh ngay khi nhận thấy breakout tức sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự.

Ngay lúc này, họ sẽ chủ động đặt lệnh Sell/Sell Stop khi hỗ trợ bị phá hoặc tiến hành đặt lệnh Buy/Buy Stop khi kháng cự bị phá.

Những người mới giao dịch thường hay sử dụng cách này khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ kháng cự. Trên thực tế, người ta có một thuật ngữ mô tả cho cách giao dịch này được gọi là FOMO (Fear Of Missing Out) – Hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội. Tức là nhà đầu tư có xu hướng sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội tạo ra lợi nhuận nào.

Nhà đàu tư sẽ đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội giao dịch mang đến lợi nhuận nào
Nhà đàu tư sẽ đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội giao dịch mang đến lợi nhuận nào

Thực ra mà nói, đường hỗ trợ, đường kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó vùng giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng.

Và nhà đầu tư nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ sớm xảy ra. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm: tìm hiểu buy và sell

Ms Forex
Ms Forex
Mình là nữ trader "khá hiếm" tham gia thị trường Fx hơn 10 năm. Đã từng nếm đủ mùi vị trong chiến trường forex. Hiện nay, mình tập trung nhiều vào xây dựng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về giao dịch forex, giúp cho người chơi mới am hiểu hơn về thị trường này

Read more

Local News