Thuật ngữ Forex Bear Trap là gì? Đây là tín hiệu đổi chiều giao dịch mà các Trader không muốn gặp bao giờ, nhưng lại là miếng mồi ngon mà “Shark” không thể bỏ qua.
Ngoài những tín hiệu chỉ báo đảo chiều tăng, trong Forex cũng tồn tại một loại tín hiệu đảo chiều giảm. Tức là thị trường có xu hướng đi từ tăng giá xuống giảm giá. Vậy tín hiệu đó là gì? Bài viết sau sẽ phân tích thị trường sau Bear Trap và các dấu hiệu nhận biết bẫy giảm giá này, Trader sẽ cần đấy!
Thuật ngữ Forex Bear Trap là gì?
Trong Forex sẽ xuất hiện thuật ngữ bẫy gấu Bear Trap, vậy Bear Trap là gì? Đây chính là tín hiệu nhận biết xu hướng thị trường sẽ biến động từ tăng sang giảm, tín hiệu này còn được gọi với tên bẫy giảm, bẫy gấu hoặc chỉ báo đảo chiều giá giảm.
Nói một cách đơn giản, khi Trader đang trong một xu hướng tăng, giá bị phá vỡ khỏi ngưỡng hỗ trợ, lúc này Trader nhận được tín hiệu Bear Trap (đảo chiều giảm giá).
Khi nhận được tín hiệu này, Trader tập trung vào các lệnh bán ngay lập tức. Tuy nhiên, xu hướng giá lại đánh lừa Trader bằng một cú hit đảo chiều, cụ thể: Xu hướng giảm chỉ đi xuống một chút sau đó đảo chiều và đi theo xu hướng tăng trở lại. Lúc bấy giờ, Trader đã bị dính bẫy của tín hiệu Bear Trap dẫn đến thua lỗ nặng nề.
Chính vì thế, đây là một loại tín hiệu mà các Trader không muốn gặp phải bao giờ. Tuy nhiên, nó lại tồn tại trong thị trường, cách duy nhất là nhận biết và phòng tránh để không bị dính bẫy mà thôi.
Bear Trap có thể xuất hiện bất ngờ ở những thời điểm khác nhau của thị trường, do đó Trader cần hết sức cẩn thận khi giao dịch để tránh gặp phải bẫy này.
Cách thức hoạt động của Bear Trap là gì?
Sau đây là một số bước cơ bản về cách thức hoạt động của bẫy Bear Trap mà Trader cần lưu ý:
- Bước 1: Xu hướng giá giảm xuống chạm đến ngưỡng hỗ trợ. Sau đó phá vỡ và đi xuống một vài điểm bên dưới ngưỡng
- Bước 2: Các Trader nhận thấy thị trường có dấu hiệu đi xuống và đón đầu xu hướng bằng cách đặt lệnh Sell hoặc cắt lỗ
- Bước 3: Sau một thời xu hướng đi xuống, Trader đã bán gần hết sản phẩm trong giỏ, đồng thời các “Shark” (lái giá thu mua) cũng đang gom gần đủ giỏ hàng. Lúc bấy giờ, xu hướng thị trường đi ngang và dần đảo chiều quay lại hướng tăng giá
- Bước 4: Khi thấy xu hướng tăng trở lại, các Trader vội vàng mua thêm vào, dần đẩy giá lên cao hơn so với vị thế ban đầu. Lúc này, bộ phận Trader bị chia thành hai phe: Một là, bên bán đang tiếc nuối vì sập bẫy. Hai là, bên “Shark” đang vui thầm gì giá quá cao so với mong đợi ban đầu.
Có trường hợp Trader dính bẫy bởi chiêu trò của các “Shark” đẩy giá xuống thấp nhằm cố tình đưa ra những tín hiệu sai lệch giá để Trader nhầm tưởng và bán đi. Lúc này, “Shark” ở một bên thu mua lại và khiến giá bị đội lên cao rất nhiều lần. Quả thật đây là một cái bẫy mà “kẻ khóc, người cười” phải không nào?
Bear Trap là gì và xuất hiện khi nào?
Như đã đề cập, bẫy gấu Bear Trap có thể xuất hiện bất kỳ trong những giai đoạn khác nhau của thị trường, nguyên nhận đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy nguyên nhân thường gặp khiến xuất hiện bẫy gấu Bear Trap là gì?
Do “Shark” thao túng
Như đã nêu trên, “Shark” hay còn gọi là cá mập, là những đơn vị nắm giữ số vốn lớn và có khả năng ảnh hưởng đến biến động giá. Một khi thấy giá sắp chạm đến ngưỡng hỗ trợ, “Shark” sẽ hoạt động tạo ra những mục bán ảo để đánh lừa, đưa giá đi xuống. Lúc này, Trader sẽ bị dính ngay bẫy do “Shark” giăng ra, mang phần lớn sản phẩm trong giỏ hàng đi bán ồ ạt, kéo xu hướng giá xuống ngày một thấp.
Lúc này “Shark” âm thầm đứng một bên để thu mua các sản phẩm giá thấp và chờ đợi thị trường quay đầu để chốt quả lời cực to. Đây là nguyên nhân xuất hiện bẫy gấu, do thị trường bị thao túng bởi các “Shark”.
Trader muốn chốt lời
Xu hướng tăng đã ổn định trong một khoảng thời gian, nên khi thấy thị trường có dấu hiệu đi xuống, nhiều Trader thực hiện ngay lệnh bán để chốt lời. Một khi có quá nhiều Trader chốt lời cùng lúc, sẽ tạo ra tín hiệu giả, báo động thị trường đi xuống. Sau khi số đông các Trader bán ra, thị trường chậm lại và dần hồi phục tạo ra bẫy gấu Bear Trap.
Các sự kiện tiêu cực
Khi thị trường đang trong xu hướng tăng thì bất ngờ xuất hiện nhiều tin tức tiêu cực làm cho giá có xu hướng giảm xuống trong một thời gian dài. Những sự kiện tiêu cực sẽ nhanh chóng qua đi, lúc này để lại thị trường là một chiếc bẫy Bear Trap.
Phân tích thị trường sau bẫy gấu Bear Trap là gì?
Bear Trap xuất hiện do nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan, phần lớn bẫy được giăng ra bởi phe “Shark”. Trong thị trường, sẽ có nhiều Trader muốn mua, nhưng lại rất ít Trader sẵn sàng bán. Khi đó, bên mua có thể tăng giá Bid (mức giá mà Trader sẵn sàng trả cho sản phẩm đó). Đây là miếng mồi ngon thu hút bên bán, dần đẩy thị trường ra khỏi trục ban đầu và làm mất cân bằng cung – cầu.
Những mã sản phẩm được mua lại vô tình trở thành áp lực bán đối với mã sản phẩm đó, vì thực chất Trader chỉ thu về lợi nhuận khi bán ra. Vì vậy, nếu cùng lúc có quá nhiều người mua sẽ làm áp lực mua giảm xuống và đẩy cao áp lực bán.
Để thúc đẩy nhu cầu và khiến giá đi theo xu hướng tăng, các “Shark” có thể đẩy giá xuống thấp (cú lừa giảm giá). Lúc này các Trader mới dính bẫy và bán ngay, một khi giá giảm, các “Shark” quay lại khiến thị trường quay đầu tăng giá lên.
Bẫy Bear Trap thường nhắm đến các Trader mới, chưa có kinh nghiệm thực chiến, bởi khi thị trường đi xuống bộ phận lớn Trader này bị dao động và rất dễ bị cuốn vào bẫy.
Các “Shark” thường đánh vào tâm lý non nớt của Trader mới, để tạo ra một tín hiệu xu hướng giả. Tất cả đã nằm trong dự liệu từ trước của các “Shark” và hậu quả là các Trader mới bị dính bẫy phải chịu thua lỗ.
Dấu hiệu nhận biết bẫy Bear Trap là gì?
Bẫy Bear Trap có thể khiến cho nhiều Trader phải chịu thua lỗ đáng kể. Vì thế, để không bị dính bẫy Bear Trap trong giao dịch Forex, Trader cần biết các dấu hiệu bẫy Bear Trap để phòng tránh.
Khối lượng giao dịch
Thông thưởng trước khi đảo chiều, thị trường sẽ có dấu hiệu nhất định, cụ thể biểu hiện ở khối lượng giao dịch tại thời điểm đó rất lớn, lớn gấp nhiều lần so với mức bình thường do cung – cầu của Trader tăng lên.
Vì vậy, nếu tín hiệu đảo chiều xuất hiện nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp và không có nhiều biến động xảy ra thì đây chính là dấu hiệu để nhận biết bẫy Bear Trap xuất hiện.
OBV, MFI… là các công cụ chỉ báo dùng để đo lường và xác định khối lượng giao dịch tại một thời điểm, khi mà xu hướng giá bị phá vỡ khỏi ngưỡng hỗ trợ.
Các ngưỡng Fibonacci
Fibonacci là công cụ chỉ báo dùng để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Một khi giá bị phá vỡ vượt ngưỡng hỗ trợ nhưng không thể vượt qua được các ngưỡng Fibonacci, khi đó tín hiệu đảo chiều có lẽ sẽ không thể xảy ra. Trader nên cân nhắc đặt lệnh tại thời điểm này vì đây có thể là dấu hiệu của bẫy gấu Bear Trap sắp xuất hiện.
Tín hiệu phân kỳ
Thông thường khi bẫy gấu Bear Trap xuất hiện giá sẽ tạo ra đỉnh hoặc đáy sau thấp hơn so với đỉnh hoặc đáy trước. Tuy nhiên, các chỉ báo lại chỉ ra rằng xu hướng tăng vẫn tiếp diễn, tức là đỉnh hoặc đáy sau cao hơn đỉnh hoặc đáy trước. Lúc này tín hiệu phân kỳ giữa nến giá và chỉ báo xuất hiện. Đây là dấu hiệu bẫy Bear Trạp xuất hiện và các Trader nên theo dõi thêm thị trường, không nên đặt lệnh giao dịch vội vàng ngay lúc này.
Thường xuyên cập nhật tin tức thị trường
Trader có thể kết hợp phân tích kỹ thuật với việc thường xuyên theo dõi các tin tức thị trường. Nếu xảy ra các sự kiện tiêu cực hoặc tiêu cực nhưng được cộng đồng hưởng ứng tích cực và xu hướng giá vẫn giảm thì đó có thể là dấu hiệu của một bẫy Bear Trap.
Cách phòng tránh bẫy Bear Trap
Kết hợp nhiều công cụ chỉ báo để xác thực tín hiệu
Để xác định được những tín hiệu vượt ngưỡng là thật hay giả, Trader có thể kết hợp nhiều công cụ chỉ báo với nhau như: Khối lượng giao dịch, các chỉ báo, ngưỡng Fibonacci…
Kết hợp nhiều công cụ sẽ tạo ra hiệu quả xác thực cao hơn nhiều lần.
Nền tảng kiến thức
Trader muốn đứng vững, đi dài trong Forex thì bắt buộc phải không ngừng học tập, rèn luyện kiến thức và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm. Những kiến thức này giúp Trader tránh khỏi bẫy Bear Trap và xác định được tín hiệu xu hướng giá thật để kịp thời đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.
Quản lý vốn
Quản lý vốn hiệu quả là điều mà các Trader cần làm, bởi nếu tạo ra được một chiến lược trade hiệu quả bao gồm: Quản lý, cắt lỗ, chốt lời… thì dù có bị dính bẫy Bear Trap một vài lần cũng không ảnh hưởng đến vốn của Trader.
Chiến lược Hedging
Đây là chiến lược thay thế mà Trader có thể sử dụng để thể hạn chế rủi ro thua lỗ. Ví dụ như mua quyền chọn bán, Trader có thể phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra khi chọn mua quyền này trong chiến lược Hedging.
Kết luận
Qua bài phân tích trên, chắc hẳn Trader đã hiểu thêm về bẫy Bear Trap là gì, những dấu hiệu nhận biết và cách để phòng tránh bẫy. Hãy trang bị cho mình một chiến lược hoàn hảo và tích lũy thật nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm để không bị dính phải bẫy gấu nhé, chúc các Trader giao dịch thành công!