Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch trên các sàn là cơ sở để nhà giao dịch phân tích và cân nhắc vào lệnh đầu tư thích hợp.
Thị trường chứng khoán, cổ phiếu hay Forex nói chung sử dụng khá nhiều kết quả phân tích để xem xét và đánh giá quá trình giao dịch, trong đó không thể không kể đến các dạng biểu đồ.
Các chuyên viên phân tích sẽ nhận định được xu hướng của thị trường cũng như những hành vi giá liên quan.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch để mọi người có thể tham khảo.
Các loại biểu đồ trong giao dịch Forex là gì?
Các loại biểu đồ trong giao dịch trên thị trường Forex được hiển thị một cách chi tiết và khá trực quan.
Điều này giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận biết được những xu hướng thị trường, các hành vi giá liên quan, để từ đó chắc chắn hơn với những quyết định đầu tư của mình.
Tuy nhiên trên thực tế, nếu nhà đầu tư là một Trader mới vào nghề thì việc sử dụng biểu đồ lại là một vấn đề tương đối khó khăn và cần dành nhiều thời gian học hỏi, để thực hành thuần thục việc này.
Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch trên sàn Forex
Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch có thể kể đến biểu đồ dạng đường – Line Chart, biểu đồ dạng thanh – Bar Chart, biểu đồ dạng nến – Candlestick Chart, biểu đồ dạng núi – Mountain Chart.
Biểu đồ dạng đường – Line Chart
Dạng biểu đồ này được xem là loại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán, Forex nói chung.
Đây cũng là loại biểu đồ được dùng phổ biến nhất trong các ngành khác dùng mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội,… để nghiên cứu hình thái thay đổi của các hiện tượng đó.
Trên thực tế hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường giao dịch mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, có thể khớp lệnh nếu sử dụng phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên.
Song, mức độ giao dịch chưa thể đạt được như các sàn giao dịch dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.
Ưu điểm của loại biểu đồ dạng đường – Line Chart là dễ sử dụng, do vậy nó được phủ rộng trên tất cả các thị trường, sàn giao dịch Forex trên khắp thế giới từ trước tới nay.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp với nhiều thành phần khác nhau.
Đồng thời, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, trong trường hợp dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả không cao trong phân tích vì nó tương đối đơn giản.
Hiện nay, các nhà đầu tư hiện đại đang dùng một số loại biểu đồ trong Phân tích kỹ thuật mang lại hiệu quả cao hơn, chẳng hạn như là biểu đồ dạng thanh (Bar chart) và biểu đồ dạng nến (Candlestick chart).
Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart)
Mỗi thanh trên biểu đồ dạng thanh – Bar Chart thể hiện bốn thông tin bao gồm: (1) giá mở cửa, (2) giá đóng cửa, (3) giá thấp nhất và (4) giá cao nhất của tài sản trong phiên giao dịch (hoặc trong một khoảng thời gian xác định).
Một thanh dài thể hiện mức biến động cao của giá trong phiên khi các mức giá nêu trên ở cách xa nhau; và với thanh ngắn thì điều này ngược lại.
Biểu đồ dạng nến (Candlestick Chart)
Biểu đồ dạng nến cũng là một trong số các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch Forex. Nó được người Nhật Bản sáng tạo và áp dụng đầu tiên trên thị trường chứng khoán của họ.
Với những ưu điểm vượt trội, loại biểu đồ Candlestick Chart đang dần trở thành biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết các thị trường hiện đại.
Tương tự như biểu đồ thanh Bar Chart ở trên, mỗi ký tự trên biểu đồ (thường được các Trader gọi là một cây nến) cũng thể hiện bốn mức giá của tài sản trong một phiên giao dịch.
Các Trader có thể chỉ thị màu cho cây nến tùy theo đó là xu hướng nến tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa); hay xu hướng nến giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa).
Thông thường, các biểu đồ sẽ để mặc định nến tăng có màu xanh còn nến giảm có màu đỏ để các nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận định xu hướng giá nói chung.
Ưu điểm của biểu đồ nến so với các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch khác như Line Chart hay Bar Chart nằm ở chỗ sự biến động của giá và xu hướng giá sẽ được thể hiện rõ ràng và dễ nhận biết hơn.
Chẳng hạn như đối với biểu đồ dạng thanh thì xu hướng giá chỉ được thể hiện qua độ dài của từng thanh; còn đối với biểu đồ nến như thế này thì sự khác biệt và mối quan hệ giữa các mức giá đóng, giá mở hay giá cao nhất và giá thấp nhất được khắc họa tương đối rõ ràng.
Ngoài ra, biểu đồ dạng nến còn một điểm cộng khác chính là nó kết hợp rất tốt với các kỹ thuật phân tích quan trọng khác như phân tích mô hình giá, phân tích xu hướng thị trường.
Biểu đồ núi/vùng (Mountain Chart)
So với các biểu đồ kể trên thì biểu đồ núi có ít nhà giao dịch sử dụng hơn. Biểu đồ núi là biểu đồ tài chính nối các mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch lại với nhau nên nó có hình dạng trông giống như sườn núi.
Thực tế mà nói, biểu đồ núi về cơ bản cũng khá giống như biểu đồ đường nhưng không gian bên dưới đường được thêm màu sắc nên mọi người cũng được biết đến với tên gọi biểu đồ khu vực.
Biểu đồ núi có một số công dụng chính như: mô tả sự tăng trưởng của một khoản đầu tư theo thời gian – đây là một cách phổ biến để phản ánh hiệu quả đầu tư trong quá khứ.
Ngoài ra, biểu đồ này cũng được sử dụng như một trong những công cụ phân tích hành vi giá. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn vì loại biểu đồ này có thể tạo ra ảo ảnh quang học về sự tăng trưởng hay phát triển lớn hơn giá trị thực tế.
Một số lưu ý khi sử dụng các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch
Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng giao dịch được hiểu là số lượng tài sản đã được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một hay nhiều phiên giao dịch.
Một số nhà phân tích kỹ thuật cho rằng đây là một yếu tố mang tính tương đối quan trọng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của các giao dịch và thường sẽ được thêm vào bên dưới các biểu đồ.
Trước hết, khối lượng giao dịch cho thấy mức độ thanh khoản của thị trường, các tài sản có khối lượng giao dịch càng lớn (có nghĩa là mức thanh khoản cao) thì việc mua bán hay trao đổi sẽ diễn ra càng nhanh chóng. Bên cạnh đó, giá giao dịch cũng sẽ gần hơn với giá trị thực hơn
Ngoài ra, khối lượng giao dịch còn có khả năng được sử dụng để đánh giá sức mạnh hoặc sự đồng thuận của bên mua/bên bán trên thị trường.
Từ đó, các nhà giao dịch sẽ có cái nhìn chính xác, rõ ràng hơn về xu hướng mới của giá.
Lấy ví dụ: khi giá của tài sản dường như có xu hướng tăng thì khối lượng giao dịch lên cao.
Điều này được coi là một trong những tín hiệu tương đối chính xác để giúp xác nhận xu hướng của giá.
Ngược lại nếu giá tăng trong khi khối lượng giao dịch giảm dần lại cho thấy ngày càng thì có thể cân nhắc rằng xu hướng tăng của giá sắp kết thúc sớm do thiếu hụt lực cầu tại mức giá cao.
Lựa chọn khung thời gian để phân tích
Việc lựa chọn khung thời gian dài như tuần hoặc tháng sẽ cho cái nhìn tổng quan về thị trường trong các chiến lược đầu tư mang tính dài hạn, giúp việc xác định xu hướng thị trường tổng quát hơn.
Còn các khung thời gian ngắn như hàng giờ, hàng phút có thể cung cấp thông tin ở mức độ chi tiết, giúp nhà đầu tư tìm được các điểm vào, ra lệnh hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: khái niệm buy và sell trong fx là gì
Song, với khung thời gian quá ngắn thì nhà đầu tư có thể gặp khó khăn với các loại tín hiệu nhiễu, không thể phân tích xu hướng một cách tối ưu nhất.
Nói chung, các nhà đầu tư nên suy tính và áp dụng các khung thời gian khác nhau phù hợp với phương pháp giao dịch của mình.
Hy vọng những thông tin về các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch trên đây có thể cung cấp thông tin tương đối đầy đủ, để các nhà đầu tư có thể tham khảo và căn cứ vào đó để tiến hành cân nhắc giao dịch hiệu quả nhất.