Cách giao dịch theo biểu đồ là một trong những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn cần thiết thực hiện khi giao dịch tài chính.
Các dạng biểu đồ khác nhau sẽ có điểm mạnh và điểm yếu tương ứng thế nên để quá trình giao dịch được cải thiện thì hành trang cơ bản của một trader chính là cách thức đọc hiểu mỗi loại biểu đồ.
Ở nội dung bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiểu biểu đồ cơ bản, phổ biến từ đó giúp bạn xác định cách giao dịch theo biểu đồ hiệu quả.
Biểu đồ Forex là gì?
Biểu đồ Forex là một công cụ kỹ thuật dùng để minh hoạ giá của một cặp tiền tệ trên đơn vị thời gian.
Biểu đồ Forex (hoặc biểu đồ tỷ giá ngoại tệ) là một công cụ hỗ trợ cho giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Nó cho phép nhà đầu tư xem xét các giá trị tỷ giá của các loại tiền tệ khác nhau so với nhau trong thời gian.
Biểu đồ Forex thường được sử dụng để phân tích xu hướng giá và các yếu tố quan trọng khác như các sự kiện kinh tế, thống kê và các đồng tiền khác.
Các biểu đồ Forex thường được vẽ trên một trang web hoặc phần mềm giao dịch, và có thể được chỉnh sửa theo yêu cầu của người sử dụng, với các tùy chọn như chế độ hiển thị, thời gian và các khung thời gian.
Theo đó, thời gian sẽ được minh hoạ trên một trục X ngang còn giá sẽ được thể hiện ở trục Y thẳng đứng. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được khung thời gian hiển thị trên biểu đồ từ phút đến ngày, tuần, tháng, năm.
Biểu đồ Forex sẽ dễ dàng được tìm thấy trên cách sàn giao dịch như XTB, FBS… hoặc nhà đầu tư vẫn có thể xem phân tích biểu đồ Forex thông qua biểu đồ trực tuyến của các bên thứ 3.
3 loại biểu đồ Forex
Các chuyên gia tài chính nói rằng bạn không thể nào phân tích thị trường mà không dựa trên bất kỳ biểu đồ nào.
Nếu như không dựa vào biểu đồ thì mọi phân tích của bạn chỉ là cảm nhận cá nhân và phỏng đoán vô căn cứ.
Nói cách khác, công việc cơ bản của một nhà đầu tư chắc chắn phải là phân tích được biểu đồ dựa vào 03 kiểu biểu đồ chính dưới đây:
Biểu đồ dạng đường (Line Chart)
Biểu đồ đơn giản và dễ đọc nhất chính là biểu đồ dạng đường. Biểu đồ này được thiết kế bởi một đường nối dài từ mức giá đóng cửa trên khung thời gian trước đến mức giá đóng cửa tại khung thời gian sau.
Vậy nên, nó chỉ cung cấp cho các nhà đầu tư về thông tin giá đóng cửa chứ không hiển thị được nhiều thông tin cụ thể. Mặt khác, sự chuyển động của một cặp tiền tệ theo thời gian sẽ được biểu đồ này khái quát rõ ràng nhất khi nối các điểm thời gian với nhau.
Biểu đồ dạng đường sẽ không mang đến nhiều thông tin như một số loại biểu đồ khác nên được đánh giá là biểu đồ khởi đầu tốt nhất dành cho các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
Đến với biểu đồ đường, nhà giao dịch sẽ được cung cấp một hình ảnh tương đối đơn giản về biến động tỷ giá hối đoái.
Sử dụng biểu đồ đường để xác định xu hướng tổng thể của thị trường từ đó nhà giao dịch ngoại hối có thể đưa ra những nhận định trực quan của thị trường trong giai đoạn dài hạn.
Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart)
Phức tạp hơn, thể hiện nhiều thông tin hơn biểu đồ đường là biểu đồ dạng thanh. Bức tranh về giá sẽ được biểu đồ dạng thanh tái hiện một cách sống động nhất.
Khi nó thể hiện mức giá cao nhất, thấp nhất, giá mở cửa và đóng cửa trên từng khung thời gian để tạo ra những thanh dọc trên biểu đồ.
Bên cạnh đó, tên viết tắt của biểu đồ này là OHLC, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một cặp tiền tệ.
Ở mỗi đầu thanh sẽ thể hiện một mức giá, nếu như dưới cùng thể hiện mức giá thấp nhất thì ở đầu trên sẽ là mức giá cao nhất trong thời gian đã chọn.
Hợp nhất các thanh trong biểu đồ này chính là đại diện của phạm vi giao dịch trong thời gian được chọn.
Màu sắc trên biểu đồ này được cài đặt mặc định là thanh màu xanh lá thể hiện cho sự tăng trưởng và thanh màu đỏ thể hiện cho sự sụt giảm.
Tuy nhiên, một điểm thú vị trên biểu đồ này là khi cảm thấy nhàm chán với hai màu sắc mặc định thì nhà giao dịch hoàn toàn có thể lựa chọn đổi sang màu sắc khác theo sở thích.
Biểu đồ dạng nến (Candlestick Chart)
Tương đồng khá lên với biểu đồ thanh là biểu đồ nến vì vậy tại biểu đồ này nhà giao dịch cũng sẽ quan sát dựa vào phạm vi cao thấp với các giá đóng cửa.
Biểu đồ nến (candlestick chart) là một loại biểu đồ thường dùng trong giao dịch Forex và chứng khoán. Nó cung cấp thông tin về giá mua và bán, giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Một biểu đồ nến bao gồm một cột chứa thông tin giá của một chứng khoán hoặc hàng hóa, được biểu diễn bằng một thanh dạng nến với đầu nến là giá mua và đuôi nến là giá bán.
Màu sắc của nến có thể cho thấy xu hướng giá: nến màu đỏ biểu thị giá giảm, còn nến màu xanh lá biểu thị giá tăng. Nến còn có thể chứa thông tin về sự chuyển đổi từ tăng giá sang giảm giá hoặc ngược lại, và có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng giá tương lai.
Tuy nhiên, thông tin sẽ được thể hiện một cách thuận mắt và trực quan. Người Nhật Bản chính là cha đẻ của biểu đồ này thế nên đôi lúc bạn sẽ thấy người ta gọi tên biểu đồ này là biểu đồ nến Nhật.
Biểu đồ dạng nến bao gồm các cây nến đơn lẻ mà dựa vào đó nhà giao dịch có thể sử dụng nó để phân tích được hành động giá.
Vị trí mở cửa, đóng cửa giao dịch trong một khung thời gian sẽ là điểm xác định của hành động giá. Hơn hết, vì dựa trên nguyên lý hoạt động trên phần thân và bấc của một cây nến nên biểu đồ này được đánh giá là dễ dàng tiếp cận đến mọi người.
Ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn cách giao dịch theo biểu đồ nến là:
- Biểu đồ này gần gũi với mọi người khi có nguồn gốc từ những cây nến thắp sáng hi vọng. Hơn hết, nó còn là bài học vỡ lòng cho những bạn muốn bắt đầu học cách giao dịch theo biểu đồ.
- Nếu chưa tìm hiểu chuyên sâu về cách giao dịch theo biểu đồ thì với biểu đồ nến người mới bắt đầu vẫn có thể lập tức thấy được những thông tin thiết yếu về giá tăng giảm.
- Biểu đồ nến và mô hình nến được đặt những cái tên rất ý nghĩa như Bắn sao – Shooting Star vì vậy nhà đầu tư dễ dàng nhớ đến mô hình này là như thế nào, áp dụng ra sao.
- Điểm xoay chiều của thị trường sẽ thế hiện rõ ràng nhất tại biểu đồ nến nên sẽ giúp nhà đầu tư định hướng được bước tiếp theo cần thực hiện trách thất thoáng khi giao dịch.
Vì sao nên chọn dạng biểu đồ này?
Có nhiều lý do tại sao người giao dịch thường chọn biểu đồ dạng nến:
- Thông tin giá: Biểu đồ nến cung cấp thông tin về giá mua và bán, giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định, giúp người giao dịch có cái nhìn tổng quan về xu hướng giá và có thể quyết định giao dịch hơn.
- Dễ dàng nhìn thấy xu hướng: Màu sắc của nến có thể cho thấy xu hướng giá dễ dàng hơn so với biểu đồ khác.
- Phân tích: Biểu đồ nến có thể được sử dụng để phân tích các mô hình và xu hướng giá tương lai.
- Đa dạng hóa: Biểu đồ nến có thể được kết hợp với các biểu đồ khác, chẳng hạn như biểu đồ đường, biểu đồ kỷ lục hoặc biểu đồ chỉ số, để tạo ra một cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và giúp người giao dịch có quyết định đúng đắn hơn.
- Phù hợp với các kiểu giao dịch khác nhau: Biểu đồ nến có thể được sử dụng cho các kiểu giao dịch khác nhau, chẳng hạn như giao dịch ngắn hạn, giao dịch dài hạn hoặc giao dịch tức thì.
Cách giao dịch theo biểu đồ hiệu quả, dễ áp dụng
Khi giao dịch thị trường tài chính nói chung hay thị trường forex nói riêng thì đầu tiên bạn cần lựa chọn một sàn giao dịch uy tín và chất lượng.
Và sàn XTB với lượng khách hàng đông đảo và có hơn 1.800 mã giao dịch chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Công đoạn tiếp theo là lựa chọn đối tượng giao dịch và biểu đồ phù hợp cho đối tượng đó. Nói cách khác, cách giao dịch theo biểu đồ phù hợp sẽ đem đến cho bạn lợi nhuận nhanh chóng và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư Forex.
Cách giao dịch theo biểu đồ nến
Bước 1: Xác định xu hướng thị trường
Để xác định được xu hướng chính thị trường theo biểu đồ nến chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Vì nó đòi hỏi nhà giao dịch phải phối hợp vận dụng nhiều phương thức như sử dụng lý thuyết Dow, đường trendline, đường EMA, Kênh giá song song… mới đưa ra được nhận định cho xu hướng thị trường.
Bước 2: Xác định lực đẩy của xu hướng
Việc làm cơ bản nhất chính là xác định xu hướng chính của thị trường là tăng hay giảm đã được bạn thực hiện thế nên bước tiếp theo bạn cần phải nắm bắt rõ được lực đẩy của trend đó là mạnh hay yếu, là đang khởi chạy hay đã rơi vào giai đoạn kết thúc. Đây là một công việc quan trong quyết định sự thành – bại trong quá trình đầu tư của nhà giao dịch.
Xác định lực đẩy của trend dựa vào cách thức giao dịch theo biểu đồ hình nến thì sẽ phải ứng dụng một số xu hướng cụ thể như: Sóng Elliott, mô hình nến đảo chiều, mô hình giá, mô hình tiếp diễn… và sử dụng cả các chỉ báo như: RSI, MACD, Stoch,…
Bước 3: Xác định điểm vào, điểm cắt lỗ và điểm gồng lời của lệnh
Việc cần thực hiện cuối cùng trong cách giao dịch theo biểu đồ nến là tìm được điểm vào, điểm cắt lỗ và điểm gồng lời của lệnh. Trên góc độ thực tế, việc xác định này là tương đối khó khăn vì nó còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan và tình hình tài chính của nhà đầu tư.
Bỏ qua những nguyên nhân chủ quan thì việc học cách giao dịch theo biểu đồ nến sẽ hỗ trợ nhà đầu tư phát hiện vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Khi nắm chắc được những kiến thức cơ bản đến nâng cao về cách giao dịch theo biểu đồ nến bạn hoàn toàn có thể tự tin kết hợp với những tìm hiểu ưu thích của cá nhấn để đạt được độc chính xác cao hơn, thu được lợi nhuận ngoài mức mong đợi.
Cách giao dịch theo biểu đồ thanh
Thanh giá trên biểu đồ này sẽ thể hiện được biên độ giao dịch của cặp tiền tệ trên đơn vị thời gian. Biểu đồ thanh đơn giản có thể là 1 giờ, có thể 1 ngày, có thể là một tuần hoặc thậm chí là 1 tháng. Dựa theo quy tắc của các từ khoá Open – High – Low – Close chúng ta có thể định theo hình dưới đây:
- Open (giá mở cửa): thanh nằm ngang bên trái.
- High (giá cao nhất): điểm cao nhất trên thanh giá thể hiện mức giá cao nhất trong một đơn vị thời gian cụ thể.
- Low (giá thấp nhất): điểm thấp nhất trên thanh giá thể hiện mức giá thấp nhất trong một đơn vị thời gian cụ thể.
- Close (giá đóng cửa): thanh nằm ngang bên phải.
Cách giao dịch biểu đồ đường
Như đã đề cập, biểu đồ dạng đường là biểu đồ đơn giản nhất trong 03 loại biểu đồ Forex thế nên cách thức giao dịch biểu đồ đường sẽ không có gì là phức tạp.
Trên lý thuyết, biểu đồ đường thằng sẽ giúp bạn nhìn được xu hướng ngắn hạn nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một cặp tiền tệ forex.
Nếu như không nắm bắt được quá nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm giao dịch thì khi xem biểu đồ đường bạn có thể dễ dàng nhận định được xu thế ngắn hạn của thị trường.
Ví dụ điền hình: thông tin về tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu, tỉ lệ xin trợ cấp thất nghiệp, thông tin công bố lãi suất của FED… đều dẫn đến giá của tiền tệ thay đổi. Thế nên, biểu đồ đường lúc này sẽ có sự tăng hoặc giảm đáng kể từ đó giúp nhà đầu tư xác định được điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và điểm gồng lời.
Cách giao dịch theo biểu đồ sẽ đem đến cho bạn lợi thế vượt trội trong khi giao dịch tài chính nói chung và giao dịch Forex nói riêng.
Ngay khi bắt đầu vào thị trường Forex, điều cấp thiết nhất bạn cần thực hiện là nắm rõ cách giao dịch theo biểu đồ từ đây mới có thể mã hoá được những con số đem đến lợi nhuận vượt bật.
Hi vọng sau khi tìm hiểu được cách thức giao dịch biểu đồ bạn sẽ trở thành nhà đầu tư thông thái. Chúc bạn thành công và thuận lợi trong mọi giao dịch!
Một số câu hỏi thường gặp về biểu đồ trong forex
[sp_easyaccordion id=”5089″]