FBS nổi tiếng và có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Với sự uy tín của mình FBS thu hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia giao dịch.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều trader nghi ngờ về sự uy tín, chất lượng tại đây. Đánh giá sàn FBS là cách đơn giản và hiệu quả nhất để hiểu rõ về sàn môi giới này.
Tổng quan về sàn giao dịch FBS
FBS được thành lập vào năm 2009 và có trụ sở chính được đặt tại Nga. Hiện nay FBS được đánh giá là 1 trong các sàn giao dịch lớn mạnh và phổ biến nhất trên thế giới.
Sau gần 15 năm hoạt động, FBS đạt được nhiều thành tựu, dấu ấn mạnh mẽ như thu hút được 23 triệu thành viên đến từ hơn 190 quốc gia, hơn 410.000 đối tác, lợi nhuận hàng năm của khách hàng lên đến 500 triệu đô la Mỹ.
Sự thành công của FBS đến từ sự nỗ lực hoạt động cũng như các chiến lược đúng đắn. Trong đó phải kể đến sự đầu tư vào hệ thống website, ứng dụng với hơn 19 website khác nhau. Hợp tác với các đối tác nổi tiếng ví dụ như câu lạc bộ Barcelona vào ngày 1/1/2020.
Đánh giá sàn FBS về độ uy tín
Uy tín là tiêu chí hàng đầu mà trader cần quan tâm khi tham gia bất kỳ sàn giao dịch nào. Với FBS, trader có thể phần nào yên tâm khi sàn môi giới có đầy đủ giấy phép hoạt động cũng như đạt được nhiều giải thưởng uy tín.
Giấy phép hoạt động của sàn giao dịch FBS
FBS được cấp phép hoạt động bởi 1 loạt tổ chức tài chính uy tín trên thế giới gồm:
- IFSC- Ủy ban dịch vụ tài chính quốc tế, là cơ quan cấp phép uy tín hàng đầu trong thị trường Forex. Đảm bảo sàn môi giới hoạt động công khai, minh bạch.
- ASIC – Cơ quan đảm bảo quyền quản lý và giám sát hoạt động, dịch vụ tài chính, ngoại hối của Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc.
- FSCA – Cơ quan quản lý hành vi thị trường của các tổ chức tài chính tại Nam Phi.
Giải thưởng nhận được của FBS
Sự uy tín, chất lượng của sàn môi giới FBS còn được thể hiện qua hàng loạt giải thưởng nhận được trong quá trình hoạt động.
- Nhà môi giới Forex tốt nhất năm 2011.
- Nhà môi giới ngoại hối tốt nhất châu Á và sàn giao dịch có chương trình MT4 tốt nhất vào năm 2012.
- Thương hiệu ngoại hối tốt nhất châu Á vào năm 2015.
- Giải thưởng sàn môi giới an toàn nhất tại châu Á năm 2015.
- Sàn giao dịch có dịch vụ khách hàng tốt nhất châu Á vào năm 2016.
- Giải thưởng Giáo dục nhà đầu tư tốt nhất vào năm 2017.
- Tài khoản giao dịch ngoại hối tốt nhất trao năm 2018.
- Ứng dụng giao dịch sao chép tốt nhất toàn cầu vào năm 2018.
- Nhà giao dịch ngoại hối tiến bộ nhất châu Âu vào năm 2019.
Trong suốt quá trình hoạt động, FBS liên tục được xứng danh trong các giải thưởng danh giá. Vượt qua hàng loạt sàn môi giới uy tín khác trên thế giới, điều này khẳng định được chất lượng và tên tuổi của FBS.
Đánh giá về nền tảng giao dịch của FBS
Để có cái nhìn chính xác nhất về sàn môi giới cũng như là yếu tố quyết định có nên tham gia hay không chính là nền tảng giao dịch. Tại FBS cung cấp 3 nền tảng chính là MT4, MT5 và ứng dụng độc quyền FBS Trader.
Nền tảng giao dịch MT4 và MT5
MT4 và MT5 đều là cái tên quen thuộc với cộng đồng trader. Đây là hai nền tảng được phát triển bởi MetaQuotes, hỗ trợ sử dụng trên hầu hết nền tảng, thiết bị: Máy tính (MacOS, Windows), điện thoại di động (iOS và Android).
Với nền tảng này, nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch mọi lúc mọi nơi, không bỏ lỡ thời điểm vàng để chốt lời hay kịp thời cắt lỗ. MT5 được biết đến là phiên bản nâng cấp của MT4, cả 2 đều sở hữu các tính năng:
- Thực hiện các giao dịch nhanh chóng chỉ bằng 1 cú click.
- Mã hóa dữ liệu trao đổi giữa thiết bị đầu cuối của trader và nền tảng máy chủ.
- Công cụ phân tích kỹ thuật đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng để phân tích thị trường, xác định giá: 50 chỉ số trên MT4, 90 chỉ số và các công cụ biểu đồ trên MT5.
- Nền tảng MT4 hỗ trợ 4 loại lệnh chờ và tại MT5 là 6 loại.
- MT4 cung cấp 9 khung thời gian và tại MT5 là 21 khung thời gian.
Dù MT5 có giao diện đẹp mắt hơn, nhiều tính năng hơn nhưng số lượng trader sử dụng MT4 vẫn khá lớn. Vì nhiều trader đã quen thuộc với ứng dụng MT4 nên không muốn thay đổi cũng như các tính năng trên MT4 vẫn có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch của trader.
Ứng dụng độc quyền FBS Trader
FBS Trader là ứng dụng độc quyền được FBS Trader phát triển nhằm mang đến trải nghiệm giao dịch mới lạ cho trader. Ứng dụng thiết kế đẹp mắt, thao tác đơn giản, mang đến hiệu suất giao dịch tốt hơn. Một số tính năng nổi bật của FBS Trader phải kể đến như:
- Cho phép giao dịch với hơn 50 cặp tiền tệ, chỉ số, kim loại và cổ phiếu.
- Thống kê theo thời gian thực nên quản lý lệnh dễ dàng hơn.
- Dễ dàng theo dõi biểu đồ giá theo thời gian thực, không lo lắng bỏ lỡ thời điểm vàng để thực hiện lệnh.
- Sửa lệnh và cài đặt tài khoản dễ dàng chỉ với vài thao tác.
- Dễ dàng liên hệ chăm sóc khách hàng 24/24, kịp thời giải đáp thắc mắc, trục trặc khi giao dịch.
- Cài đặt nhanh chóng trên hầu hết thiết bị iOS và Android, không yêu cầu cấu hình máy cao hay dung lượng bộ nhớ lớn.
Đánh giá về chi phí giao dịch tại FBS
Chi phí giao dịch là yếu tố mà trader cần quan tâm khi tham gia bất kỳ sàn môi giới nào. Chi phí quyết định đến lợi nhuận thu về cũng như là quyết định để nhà đầu tư thực hiện các lệnh.
FBS hiện cung cấp 6 loại tài khoản giao dịch, mỗi tài khoản phù hợp với từng nhóm trader riêng cũng như chi phí giao dịch có sự khác biệt.
- Tài khoản Cent: Ký quỹ ban đầu 1$, không mất phí hồng, phí Spread thả nổi từ 1 pip.
- Tài khoản Micro: Ký quỹ ban đầu 5$, không mất phí hoa hồng, phí Spread thả nồi từ 3 pip.
- Tài khoản Standard: Ký quỹ ban đầu từ 100$, không mất phí hoa hồng, phí Spread thả nổi từ 0.5 pip.
- Tài khoản Zero Spread: Ký quỹ ban đầu từ 500$, phí hoa hồng từ 20$/ lot, phí Spread cố định 0 pip.
- Tài khoản ECN: Ký quỹ ban đầu từ 1000$, phí hoa hồng từ 6$, phí Spread thả nổi từ 1 pip.
- Tài khoản Crypto: Ký quỹ ban đầu từ 1$, phí hoa hồng 0.05%/ vị thế, phí Spread thả nổi từ 1 pip.
Có thể thấy phí hoa hồng tại sàn môi giới FBS khá đa dạng, được đánh giá là tốt trên thị trường. Trader có thể tối ưu chi phí dựa vào sản phẩm, quy mô, thời gian và thói quen giao dịch của mình.
Nên chọn tài khoản FBS nào để giao dịch?
Mỗi tài khoản FBS có đặc điểm và mức tính chi phí riêng, phù hợp với từng nhóm trader khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chọn tài khoản FBS phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận thu về.
- Tài khoản Cent: Phù hợp với trader mới tham gia FBS cũng như mới tham gia đầu tư, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Trader này thường giao dịch với khối lượng lot nhỏ, có vốn ít hoặc muốn thử chiến lược mới, tập luyện kỹ năng.
- Tài khoản Micro: Tài khoản phù hợp với nhà đầu tư đã có kinh nghiệm nhưng chưa nhiều. Vẫn muốn thực hiện các giao dịch nhỏ và vừa để học hỏi thêm kỹ năng, kinh nghiệm.
- Tài khoản Standard: Phù hợp với trader tìm kiếm trải nghiệm giao dịch truyền thống.
- Tài khoản Zero Spread: Tài khoản không có chênh lệch Spread, nhưng mất phí hoa hồng khá cao. PHù hợp với trader thích giao dịch tốc độ cao, sử dụng đòn bẩy.
- Tài khoản ECN: Lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, muốn có điều kiện giao dịch tốt nhất.
- Tài khoản Crypto: Phù hợp với trader giao dịch tiền điện tử, cơ hội kiếm lợi nhuận tốt hơn với sản phẩm này.
FBS vinh dự được xếp trong top 10 sàn giao dịch forex quốc tế uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay, đáp ứng nhu cầu giao dịch của mọi nhà đầu tư từ nhà đầu tư mới tới nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bạn có thể tham gia trải nghiệm tại đây để có đánh giá cho riêng mình.