Nếu là một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn đã biết lý thuyết Dow là gì và những nguyên lý, ứng dụng trong đầu tư chứng khoán.
Một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ biết về lý thuyết Dow là gì. Bởi đây là một trong những kiến thức cơ bản dùng trong phân tích kỹ thuật.
Việc nắm vững về lý thuyết Dow sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các dự đoán chính xác và đúng đắn hơn khi quyết định xuống tiền.
Cùng tìm hiểu chuyên sâu về lý thuyết Dow cũng như các nguyên lý và ứng dụng của chúng trong bài viết sau.
Tìm hiểu lý thuyết Dow là gì?
Đối với các trader mới vào nghề thường hay thắc mắc lý thuyết Dow là gì. Lý thuyết Dow được coi là nền tảng, mầm mống cho sự phát triển nên các loại phân tích kỹ thuật của sau này như tradeline, RSI, MACD…
Lý thuyết Dow được ra đời bởi Charles H.Dow. Thuở ban đầu, ông viết dưới dạng các nguyên lý cơ bản xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street. Tuy nhiên, do ông qua đời một cách đột ngột khiến cho lý thuyết này trở nên dang dở.
Bởi vì không muốn những thành tựu của ông bị đổ vỡ mà người cộng sự đã thay ông tiếp tục và phát triển nó trở thành một lý thuyết được nhiều người vận dụng và tin dùng cho đến ngày nay.
Lý thuyết Dow được giới chuyên gia đánh giá là nền tảng cơ bản đầu tiên cho một hệ thống nghiên cứu thị trường.
Bởi vì nguyên tắc chính mà lý thuyết này áp dụng đó chính là thị trường chứng khoán được xem là minh chứng cho thước đo một nền kinh tế.
Ban đầu khi được ra đời, lý thuyết này được dùng để nghiên cứu 2 chỉ số chính của thị trường đó là đường sắt và công nghiệp.
Cho đến ngày nay, những chỉ số được áp dụng thay đổi liên tục từ nông nghiệp, kinh tế, làm đẹp, ngân hàng… Nhưng những nội dung chính vẫn được dựa trên những lý thuyết nguyên bản của Charles H.Dow.
6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Nguyên lý 1: Kết quả được phản ánh từ thị trường
Theo lý thuyết Dow thì tất cả các thông tin từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đều có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán thường được phản ánh qua giá cổ phiếu và các chỉ số liên quan.
Những chỉ số đó thường sẽ là: lãi suất, thông tin lạm phát, thu nhập,… cho đến cảm xúc, niềm tin của các nhà đầu tư hay các trader. Tất cả những yếu tố này sẽ được tính và định giá vào thị trường.
Thị trường có thể được xem là một thước đo dùng để phản ánh mọi thứ. Dựa vào đó, mà nhiều trader chỉ cần nhìn vào sự biến động của giá cả có thể xác định và dự đoán được xu thế trong tương lai.
Nguyên lý 2: Xu thế của thị trường
Từ cơ sở của lý thuyết Dow, thị trường sẽ được phân chia làm 3 xu thế chính:
- Xu thế cấp 1: Thường thì xử thế này sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Không một ai có thể dự đoán được chu kỳ của nó cũng như nó cũng không bị thao túng bởi bất cứ ai hay tổ chức nào.
- Xu thế cấp 2: Kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Thông thường thì xu thế này sẽ có xu hướng đi ngược với xu thế cấp 1.
- Xu thế cấp 3: thường đi ngược lại so với xu hướng cấp 2 và kéo dài không quá 3 tuần.
Trong quá trình đầu tư, xu thế cấp 1 sẽ ảnh hưởng quan trọng nhất đến quá trình đầu tư của các trader.
Còn xu thế cấp 2 và cấp 3 thường sẽ không rõ ràng và rất dễ bị nhiễu nên sẽ không được quá chú trọng nhiều.
Nguyên lý 3:
Lý thuyết Dow sẽ chia thị trường làm thành 3 giai đoạn chính giúp các nhà đầu tư dễ nhận biết:
- Giai đoạn tích lũy: Trong giai đoạn này, sự di chuyển của thị trường trở nên rất chậm, gần như là không di chuyển. Đây được xem là một khởi đầu cho xu hướng tăng, lúc này các nhà đầu tư sẽ tiến hành đổ xô vào thị trường.
- Giai đoạn bùng nổ: Khi các nhà tư đã gồm một số lượng cổ phiếu nhất định ở giai đoạn tích lũy, họ kiên nhẫn chờ các dấu hiệu lạc quan đến từ thị trường, lúc này giai đoạn bùng nổ chính thức bắt đầu.
- Giai đoạn quá độ: Khi thị trường phát triển ở một mức nào đó, người mua sẽ bắt đầu yếu thế, thị trường sẽ chính thức bước vào giai đoạn quá độ. Lúc này, các nhà đầu tư có xu hướng bán lại cổ phiếu của mình cho các nhà đầu tư mới có nhu cầu tham gia. Một xu hướng giảm của thị trường được bắt đầu.
Nguyên lý 4: Các xu thế còn lại được quyết định bởi khối lượng giao dịch
Có một nguyên tắc khi dự đoán kết quả theo xu hướng là: khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo tỉ lệ thuận của xu hướng và giảm dần trong giai đoạn điều chỉnh của xu hướng (ngược trend).
Điều này nghĩa là, khi một trend tăng thì giá tăng -> khối lượng giao dịch tăng và ngược lại, giá giảm khi khối lượng giao dịch giảm.
Thực tế cho thấy, vẫn có một số trường hợp đi ngược lại với xu hướng. Tức là giá giảm trong khi khối lượng tăng hoặc giá tăng trong khi khối lượng giao dịch giảm. Hiện tượng này thể hiện sự yếu kém của xu hướng, báo hiệu cho sự đảo chiều trong tương lai.
Nguyên lý 5: Chỉ số bình quân thị trường
Lý thuyết Dow chỉ rõ, khi thị trường có sự đảo chiều từ thị trường tăng sang thị trường giảm phải được thông qua từ 2 chỉ số.
Tức nghĩa chỉ số trên độ thị này phải tương ứng với các dấu hiệu xảy ra trên đồ thị khác. Theo nguyên tắc cơ bản thì 2 chỉ số thường được nhắc đến trong lý thuyết Dow chính là chỉ số đường sắt và chỉ số trung bình công nghiệp.
Nguyên lý 6: Dấu hiệu đảo biến đổi thị trường
Cũng theo lý thuyết Dow, một xu hướng vẫn được bảo tồn sự duy trì cho đến khi xu hướng đó xuất hiện những dấu hiệu bị đảo chiều.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư không nên quá hấp tấp mà nên kiên nhẫn, quan sát thật kỹ để nhận biết rõ về dấu hiệu đảo chiều của xu hướng. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
Mặt hạn chế của lý thuyết Dow là gì?
Có thể nói, lý thuyết Dow mang đến cho các nhà đầu tư hay trader rất nhiều nguyên lý giúp họ làm chủ thị trường cũng như đưa ra những quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, bất kỳ một lý thuyết Forex nào thì nó cũng tồn tại những mặt hạn chế. Lý thuyết Dow cũng không ngoại trừ.
Kết quả dựa theo lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như khả năng phân tích của nhà đầu tư hoặc tình hình thực tế của thị trường mà kết quả theo lý thuyết Dow có thể đúng hoặc không.
Quá trễ khi dựa vào lý thuyết Dow bởi thị trường luôn không ngừng thay đổi và biến động. Nếu bạn cứ khăng khăng lựa chọn theo các nguyên tắc của lý thuyết Dow sẽ mất đi cơ hội kiếm lời.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận hiệu quả của lý thuyết Dow. Bởi thực tế trên thị trường đã có rất nhiều người thu về khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ tuân theo các nguyên tắc của lý thuyết này.
Lưu ý rằng không nên áp dụng lý thuyết Dow khi có biến động trung gian. Hiện nay, không chỉ có các nhà đầu tư dài hạn trên thị trường còn có rất nhiều các nhà đầu tư ngắn hạn.
Tuy nhiên, lý thuyết Dow hầu như không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về sự thay đổi trong các biến động trung gian.
Xem video dưới đây để hiểu thêm lý thuyết Dow là gì nhé!
Như vậy với những chia sẻ trên, bạn đã có thể phần nào hiểu được lý thuyết Dow là gì, các nguyên lý của cũng như những mặt hạn chế của lý thuyết Dow rồi đúng không nào?
Hy vọng rằng, bài viết sẽ cung cấp thêm các kiến thức hữu ích giúp bạn nắm vững xu thế của thị trường. Từ đó đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.