Mô hình mẹ bồng con – Harami Pattern là công cụ cung cấp tín hiệu đảo chiều phổ biến và dễ sử dụng trong giao dịch.
Khi nhắc đến mô hình nến Nhật trong giao dịch, không thể bỏ qua mô hình mẹ bồng con giúp cung cấp tín hiệu đảo chiều tương đối chính xác. Nến này khá thông dụng và được nhiều Trader sử dụng trong phân tích kỹ thuật giao dịch. Vậy cụ thể nến mẹ bồng con Harami là gì, đặc điểm, ý nghĩa và các chiến lược giao dịch với mô hình nến này như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng fxlagi.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mô hình mẹ bồng con Harami là gì?
Nến Harami trong tiếng Nhật có nghĩa nến mẹ bồng con, mô hình nến này được tạo thành từ 2 cây nến nằm kế bên nhau. Trong đó, cây nến số 1 có chiều dài bao phủ toàn bộ thân của cây nến số 2.
Trong các mô hình nến Nhật thì nến Harami được đánh giá là mô hình dễ sử dụng nhất và mang lại tín hiệu đảo chiều khá chính xác. Tuy nhiên, các Trader mới sử dụng nến này sẽ dễ nhầm lẫn giữa các biến thể, từ đó đưa ra các quyết định đặt lệnh không chính xác và không hợp thời điểm. Cùng xem nến mẹ bồng con có bao nhiêu biến thể phổ biến nhé!
Các loại biến thể nến Harami
Nến mẹ bồng con được chia thành 2 loại chính đó là:
- Mô hình nến mẹ bồng con đảo chiều giảm – Bearish Harami. Trader có thể nhận biết biến thể nến này xuất hiện khi có 1 cây nến mẹ tăng mạnh, lúc này thích hợp để thực hiện đặt lệnh Sell
- Mô hình nến mẹ bồng con đảo chiều tăng – Bullish Harami. Trader nhận biết biến thể này khi xuất hiện cây nến thứ 1 giảm mạnh, lúc này thích hợp để thực hiện đặt lệnh Buy.
Đặc điểm của mô hình nến mẹ bồng con là gì?
Để nhận dạng mô hình nến mẹ bồng con Harami một cách chính xác nhất, Trader cần biết những đặc điểm chính sau đây:
- Dù trong xu hướng nào, nến Harami luôn là nến đôi
- Cây nến đầu tiên sẽ luôn có thân dài hơn cây nến số 2
- Cây nến còn lại có kích thước không quá ¼ cây nến đầu tiên
- Tín hiệu đảo chiều thu được mạnh nhất khi chiều cao cây nến số 2 nằm giữa chiều cao của cây nến thứ nhất
- Thân và bóng nến số 2 càng nhỏ thì khả năng xuất hiện xu hướng đảo chiều sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Ý nghĩa nến Harami
- Nếu bên mua đã và đang nắm giữ thị trường trong một thời gian dài và cố gắng để đẩy giá tăng lên, đồng nghĩa với xu hướng tăng vẫn sẽ tiếp tục kéo dài
- Nến Harami giảm xuất hiện đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang có động thái bán cổ phiếu ra, lúc này giá phiên mở cửa sẽ giảm thấp hơn so với giá phiên đóng cửa
- Ngược lại, khi nến Bullish Harami xuất hiện đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang mua cổ phiếu vào, lúc này giá của phiên mở cửa sẽ cao hơn giá phiên đóng cửa.
Điểm yếu của mô hình nến mẹ bồng con Harami
Mặc dù, mô hình nến Harami rất dễ sử dụng và khá phổ biến hiện nay. Nhưng nó cũng khó có thể hoàn hảo 100% mà vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như:
- Để dựa vào một mô hình nến mẹ bồng con mà đưa ra quyết định đầu tư có lẽ sẽ khá mạo hiểm và vội vàng. Trader nên biết, các mô hình nến đa phần đều sẽ cho ra các thông tin nhiễu và Harami cũng thế. Để xác định xu hướng thị trường một cách chính xác, và giảm thiểu tỷ lệ rủi ro giao dịch nhằm các tín hiệu nhiễu, tốt nhất Trader cần phải kết hợp phân tích tín hiệu từ nhiều mô hình nến, chỉ báo và các chỉ số khác, để mang lại tín hiệu có độ tin cậy cao nhất
- Một điểm hạn chế tiếp theo của nến mẹ bồng con Harami đó là, nó chỉ cung cấp tín hiệu có độ chính xác cao nếu nằm ở cuối của xu hướng giá. Vì vậy, Trader phải kiên nhẫn chờ thêm một cây nến nữa xuất hiện để đảm bảo tín hiệu nhận được không phải là tín hiệu nhiễu.
Chiến lược sử dụng mô hình mẹ bồng con Harami hiệu quả
Biểu đồ giá
Đối với chiến lược này, Trader nên chờ thêm 1 cây nến tiếp theo được hình thành ngay sau nến mẹ bồng con:
- Nếu nến Harami giảm và cây nến liền kề tiếp theo có giá phiên đóng cửa thấp hơn giá phiên thứ hai, lúc này Trader có thể đặt lệnh Sell
- Nếu nến Harami tăng và cây nến liền kề tiếp theo vẫn đang trong xu hướng tăng thì Trader có thể xem xét đặt ngay lệnh Buy lúc này.
Chỉ số RSI kết hợp
Khi nến Harami xuất hiện tại vùng quá bán hoặc quá mua của chỉ số RSI, lúc này các Trader có thể đặt điểm vào lệnh phù hợp, cụ thể:
- Nếu nến Harami giảm xuất hiện trong vùng kháng cự và xu hướng đảo chiều rõ ràng hơn thì các Trader có thể đặt lệnh Buy
- Trường hợp nến Harami giảm xuất hiện tại vùng hỗ trợ, lúc này Trader có thể đặt ngay lệnh Sell.
Tóm lại, qua bài viết trên fxlagi.com đã làm rõ khái niệm, đặc điểm các biến thể, ý nghĩa và chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình mẹ bồng con Harami. Để áp dụng nến Nhật này thành công nhất, các Trader đừng quên sử dụng các công cụ, chỉ báo kết hợp (bài viết đã đề cập) để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác nhất. Chúc Trader giao dịch lợi nhuận cùng chiến lược nến Harami!