Nến Marubozu hay còn được gọi với cái tên nến cường lực, mô hình này thường xuất hiện bất ngờ, nơi nào có cung – cầu thì sẽ thấy nến cường lực ở đó.
Hôm nay FXlagi mạn phép chia sẻ bài viết trong chuỗi seri về nến Marubozu cho các trader nhé.
Nến Marubozu giúp cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch quan trọng, là bàn đạp hỗ trợ các Trader thuận lợi hơn khi giao dịch trong Forex.
Vậy cụ thể nến Marubozu là gì, đặc điểm nhận biết ra sao và nó có những loại nào? Bài viết sau sẻ thông tin đến Trader tất tần tật về loại nến này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mô hình nến Marubozu là gì?
Khái niệm nến Marubozu (nến cường lực) chính là mô hình biểu hiện sức mạnh và sự áp đảo của bên mua hoặc bên bán trong một phiên giao dịch Forex. Marubozu có nguồn gốc từ Nhật Bản, nó có nghĩa đen là “Trọc”. Nếu phân tích theo nghĩa bóng trong Forex, Marubozu được hiểu với ý nghĩa tương tự là không tồn tại mức giá cao nhất hoặc mức giá thấp nhất trùng với giá mở hay đóng cửa của phiên giao dịch Forex đó.
Nến Marubozu thường xuất hiện bất ngờ ở những thời điểm khác nhau, nhất là khi một giao dịch Forex có xu hướng tăng hoặc giảm đột ngột.
Lúc này, chức năng của nến cường lực là báo hiệu cho xu hướng tăng hoặc giảm đó, đôi khi nó sẽ báo động sự xuất hiện của một xu hướng giao dịch mới.
Nến cường lực Marubozu xuất hiện ở những nơi có mối quan hệ cung – cầu như: Thị trường hàng hóa, chứng khoán, tiền số… Vì bản chất của mẫu hình nến Nhật này chính là tín hiệu của những phiên mua – bán.
Đặc điểm nhận biết nến Marubozu
Trader muốn giao dịch trên Forex hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là nhận biết nến cường lực Marubozu thông qua một số đặc điểm sau:
- Nó không có bóng phía trên
- Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện bóng ngắn, phía dưới
- Đơn nến
- Chiều dài thông thường sẽ gấp 5 lần các loại nến khác
- Khi phiên giao dịch đóng: Nến tăng sẽ kéo theo giá cao nhất. Khi phiên giao dịch mở: Nến giảm sẽ kéo theo giá thấp nhất.
Phân loại nến Marubozu và ý nghĩa của từng loại
Nến cường lực được phân thành 2 loại cơ bản. Một là Bullish Marubozu và hai là Bearish Marubozu.x`
- Bullish Marubozu: Là nến cường lực tăng, loại này có phần thân dài, không có bóng. Khi Bullish Marubozu xuất hiện, đồng nghĩa với bên mua đang có ưu thế cao hơn, tăng trưởng và lực mua cao. Một khi nến Bullish Marubozu xuất hiện, Trader có thể tự tin trong các phiên giao dịch tiếp theo thị trường sẽ có xu hướng tăng trưởng mạnh
- Bearish Marubozu: Là loại nến trái ngược Bullish Marubozu, nến cường lực giảm. Loại nến này cũng có phần thân dài, khi nến cường lực giảm xuất hiện có nghĩa là bên bán đang có ưu thế cao và bên mua sẽ bị lép vế hơn do lực bán đang tăng cao. Khi Bullish Marubozu xuất hiện Trader hãy cẩn thận vì nó biểu thị cho thị trường có xu hướng giảm sâu.
Các mô hình nến Marubozu phổ biến hiện nay
Nến Marubozu không có bóng dưới
Đây là loại nến Nhật giao thể giữa bóng trên và không có bóng dưới. Khi loại nến không có bóng dưới xuất hiện, đồng nghĩa giá phiên mở cửa sẽ tăng cao và được duy trì liên tục trong suốt phiên giao dịch.
Mức giá trong phiên chắc chắn sẽ không thấp hơn giá mở cửa, đây là mô hình nến có lợi cho bên bán hơn là bên mua.
Nến Marubozu tăng không có bóng trên
Loại nến này sẽ là tín hiệu cho phiên mở cửa có giá bán thấp và tạo đáy mới, đây là loại nến có lợi hơn đối với bên mua. Mặt khác, do nến tăng không có bóng trên nên giá cao nhất trong phiên sẽ bằng giá khi phiên đóng cửa.
Nến Marubozu giảm
Nến Marubozu giảm xuất hiện ngay khi phiên mở cửa. Đây là thời điểm lực bán cực mạnh và duy trì cho đến khi hết phiên giao dịch. Trong nến cường lực giảm tồn tại 2 loại mô hình khác nhau:
- Một là, nến cường lực giảm có bóng dưới: Bên mua dù không chiếm ưu thế nhưng vẫn có thể kháng cự lại bên bán. Khi phiên giao dịch đóng, giá sẽ cao hơn giá Min trong phiên
- Hai là, nến cường lực giảm có bóng trên: Khi phiên mở, bên mua có thể đẩy giá lên cao hơn. Tuy nhiên, giá tăng cao đó sẽ được giữ vững cho đến cuối phiên.
Nến cường lực xác nhận vùng hỗ trợ
Mô hình nến Marubozu này xuất hiện khi các nến tăng hiển thị đường hỗ trợ màu xanh dương. Nến cường lực tăng xác nhận vùng hỗ trợ mang ý nghĩa bên mua đang kiểm soát quanh đường hỗ trợ.
Từ tín hiệu đó, Trader có thể nhận ra một đáy đôi mới sau khi đã tăng mạnh, để tạo ra chiến lược giao dịch riêng phù hợp.
Nến cường lực xác nhận đường kháng cự
Mô hình nến Marubozu này sẽ xuất hiện đường kháng cự màu xanh dương trong biểu đồ. Nến này mang ý nghĩa giá giảm mạnh vượt ra khỏi khu vực đường kháng cự. Dựa vào đó, có thể đánh giá được bên mua sẽ không thể đưa giá vượt ra khỏi đường màu xanh dương được nữa và kết luận bên bán đang chiếm ưu thế, áp đảo bên mua.
Nến Marubozu xác nhận xu hướng tăng
Mô hình nến Marubozu này vẫn sẽ biểu thị xu hướng tăng có màu xanh dương trên đồ thị, đường này sẽ ổn định suốt phiên. Ý nghĩa của nến này cho biết, bên mua đang cố mua tại đường xanh dương và xu hướng của đường này sẽ không bị phá vỡ. Đồng nghĩa, bên bán sẽ không thể bán được tại khu vực đó.
Nến Marubozu xác nhận xu hướng giảm
Mô hình nến Marubozu xuất hiện khi giá tăng và chạm đến đường màu xanh dương. Ý nghĩa của mô hình này là giá sẽ xuống thấp ngay tại đường xanh dương và có xu hướng giảm liên tục trong tuần kế tiếp.
Nến cường lực phá vỡ ngưỡng kháng cự
Mô hình Marubozu này sẽ xuất hiện đường kháng cự, nếu có bóng đi qua giá có xu hướng tăng mạnh thì đây là tín hiệu nhận biết đường kháng cự sắp bị phá vỡ.
Tại một thời gian, nếu có nhiều giao dịch song song thì nến cường lực sẽ tăng mạnh vượt qua ngưỡng kháng cự, đưa đến cho các Trader tín hiệu của xu hướng tăng. Lúc bấy giờ, bên bán sẽ yếu thế hơn so với bên mua, dẫn đến giá tăng ổn định trong suốt phiên.
Nến Marubozu giảm phá vỡ đường hỗ trợ
Khi mô hình nến này xuất hiện có nghĩa là bên bán đang đẩy giá xuống Min trong phiên và bên mua sẽ không thể mua được. Từ đó, xu hướng giá sẽ giảm liên tục tạo thành một đường hỗ trợ mới.
Nến Marubozu tăng tạo đường hỗ trợ mới
Nến cường lực này xuất hiện khi có một lực mua mạnh tác động, làm cho nến dài hơn bình thường. Lúc này, khi xu hướng tăng quá mức và quá nhanh sẽ tạo thành một đường hỗ trợ giá mới. Tối đa cho mô hình này, sẽ tạo ra được 2 đường hỗ trợ mới khác nhau.
Nến cường lực giảm tạo đường kháng cự mới
Khi nến Marubozu giảm có gây ra sự đảo chiều giá. Khi phiên mở, giá giảm mạnh tạo đường kháng cự mới. Lúc này có nghĩa bên bán đang chiếm ưu thế và bên mua không thể mua được. Khi giá quay lại chạm mốc giảm trước đó thì một đường kháng cự mới sẽ hình thành.
Nến Marubozu hình thành các mức hỗ trợ / kháng cự
Nến cường lực là tín hiệu cho biết giá đang ở mức Min hoặc Max trong thời điểm phiên giao dịch đóng hoặc mở cửa. Cụ thể:
- Bearish Marubozu tạo nên ngưỡng kháng cự ở mức giá Max
- Bullish Marubozu tạo ngưỡng hỗ trợ ở mức giá Min.
Nến cường lực tiếp diễn
Mô hình nến Marubozu tiếp diễn này tăng là tín hiệu xu hướng mới đang tăng và có thể tiếp diễn về sau và ngược lại. Ngay khi nến cường lực này xuất hiện, Trader hãy chú ý vào lệnh Buy / Sell và đợi giá được Reset lại tạo thành các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự mới.
Nếu Bullish Marubozu tăng Trader nên tập trung vào lệnh Buy. Ngược lại, nến Bearish Marubozu giảm, Trader nên tập trung vào vào lệnh Sell.
Giao dịch Breakout
Loại giao dịch này xuất hiện khi giá biến động rời khỏi các vùng quan trọng (kháng cự, hỗ trợ…). Đối với ngưỡng hỗ trợ, giao dịch Breakout sẽ có xu hướng giảm. Đối với ngưỡng kháng cự, giao dịch Breakout sẽ đi theo xu hướng tăng.
Khi giao dịch Breakout các Trader cần xác định vùng giá kháng cự và vùng hỗ trợ để kịp thời:
- Nếu giá đang đi ngang hoặc có biên độ tăng hoặc giảm không đáng kể thì mô hình nến lúc này sẽ tạo thành nguồn hỗ trợ hoặc kháng cự tương đương. Trader có thể xác định mức kháng cự – hỗ trợ bằng công cụ Trendline
- Tại thời điểm đóng phiên, một khi nến Bullish Marubozu phá vỡ đường kháng cự, Trader cần nhanh chóng vào lệnh Buy hoặc chờ đợi vùng kháng cự được Reset lại.
- Tại thời điểm đóng cửa, khi nến Bearish Marubozu phá vỡ đường hỗ trợ thì Trader cần thực thi lệnh Sell ngay hoặc có thể chờ đợi giá được Retest lại và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hiện thời.
Các tín hiệu nhận biết của nến cường lực Marubozu rất rõ ràng và dễ nhận biết. Chỉ cần Trader tập trung quan sát và hiểu hết ý nghĩa của các nến cường lực. Tin chắc rằng, các giao dịch trong Forex của Trader sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các tín hiệu mà nến Marubozu đưa ra cũng chính xác 100%. Vì vậy, để tăng khả năng giao dịch thành công, ngoài am hiểu nến cường lực, Trader cần vận dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác như: MA (đường trung bình cộng), Fibonacci…
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, các Trader phần nào đã hiểu hơn về nến Marubozu là gì, đặc điểm nhận biết chúng và các loại hình nến cường lực Marubozu phổ biến nhất trong Forex.
Nếu Trader có ý định tham gia vào thị trường Forex, nhưng chưa am hiểu và chưa bổ trợ đủ kiến thức về các công cụ, mô hình hỗ trợ. Fxlagi.com có thể hữu ích cho các Trader đấy, tham khảo ngay nhé!
Tóm tắt nhanh đặc điểm nến Marubozu
Đặc điểm | Thông số nến |
---|---|
☑️Hình dáng | ⭕Như một cây nến ngược, thân nến nhỏ hơn, bóng dài ở phía trên. |
☑️Tình huống | ⭐Xuất hiện sau một chuỗi giá tăng. |
☑️Tín hiệu | ⭕Tín hiệu tiềm năng cho sự đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá. |
☑️Lực mua | ⭐Mất điểm mạnh mẽ, có dấu hiệu suy yếu. |
☑️Bóng trên | ⭕Đại diện cho áp lực bán trong phiên giao dịch. |
☑️Thân nhỏ | ⭐Cho thấy áp lực bán đang gia tăng. |
☑️Tương đối | ⭕Cần xem xét trong ngữ cảnh của xu hướng hiện tại và các mô hình nến khác. |
☑️Xác nhận | ⭐Cần xác nhận qua các phiên giao dịch tiếp theo. |
☑️Phản ứng giá | ⭕Có thể dẫn đến sự giảm giá trong tương lai. |
☑️Phân tích | ⭐Kết hợp với các yếu tố khác trên biểu đồ để đưa ra đánh giá chính xác hơn. |
Lưu ý rằng đây chỉ là một tóm tắt ngắn gọn về các đặc điểm và thông số chú ý của nến Hanging Man.
Các Mô Hình Nến Được Sử Dụng Phổ Biến
- Mô Hình Biểu Đồ Crypto
- Nến Doji – Đơn vị nến cơ bản
Các mô hình nến tăng
- Nến Búa Ngược
- Nến Nhấn Chìm Tăng
- Mô Hình Cốc Tay Cầm
- Mô Hình Sao Mai
- Mô Hình Ba Chàng Ngự Lâm
- Mô Hình Ba Đỉnh Và Ba Đáy
- Mô Hình Nêm Giảm
- Nến Doji Chuồn Chuồn
Các mô hình nến giảm
- Mô Hình Cờ Giảm
- Nến Doji Bia Mộ
- Mô Hình Vai Đầu Vai
- Mô Hình Mây Đen Che Phủ
- Mô Hình Sao Băng
- Mô Hình Nêm Tăng
- Nến Người Treo Cổ
- Mô Hình Cờ Hiệu Giảm
- Mô Hình Sao Hôm
- Mô Hình Ba Đỉnh Ba Đáy
Các mô hình nến khác
- Nến Harami
- Nến Búa
- Double Top (Hai Đỉnh) và Double Bottom (Hai Đáy)
- Nến Spinning Top (Con Xoay)
- Mô Hình Nến Marubozu
- Mô Hình Tweezer Bottom (Đáy Nhíp)
- Mô Hình Tiếp Diễn – Xác định một xu thế tiếp diễn